2. Đặc điểm dịch tễ
Bệnh gắn liền với mùa nóng nực, thiếu nước uống hoặc vận chuyển heo vào giờ cao điểm.
Bệnh chỉ xảy ra ở heo lớn đặc biệt là heo vỗ béo, heo già và thường thấy ở các trại chăn nuôi tập trung công nghiệp.
3. Căn nguyên
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguyên nhân gây chết đột tử do truỵ tim. Một số đông các nhà khoa học cho rằng bệnh co khuynh hướng lây lan nên căn nguyên phải là virut. Tuy nhiên, các yếu tố khác có tác dụng làm bệnh phổ biến hơn, nặng nề hơn gồm:
Thức ăn đơn điệu. Bệnh đã xảy ra chủ yếu ở lô cho ăn chỉ có khoai tây.
Sự hiện diện của Clostridium Oedematien - căn nguyên gây phù nề đường tiêu hoá.
Vận chuyển trong giờ cao điểm, nắng nóng.
Kết quả thiên lệch của công tác lai tạo giống, tạo ra những giống heo có thân hình càng dài càng tốt, tỷ lệ nạc càng cao càng tốt, nhưng năng suất càng cao thì khả năng kháng bệnh càng kém.
Các yếu tố kể trên đều là các yếu tố stress gắn liền với chết đột tử do truỵ tim.
Dẫu sao, đến nay các nhà khoa học vẫn chưa chỉ rõ virut nào gây bệnh. Vấn đề căn nguyên vẫn bỏ ngỏ, đang chờ câu trả lời ở phía trước.
Dẫu sao, khi mô tả các biểu hiện bệnh, các tác giả trên thế giới và của chúng tôi đều thống nhất ghi nhận:
Thân nhiệt tăng cao 41 - 42 độ C.
Heo nằm bẹp, thở dốc, nhịp tim, nhịp thở đều tăng cao và loạn nhịp.
Da đỏ tím, nóng rực, mũi khô.
Co giật, tiêu chảy và chết rất nhanh, thịt thâm và dễ thối rữa.
5. Bệnh tích
Mô tổ chức dưới da vùng tai, mõm, bẹn có màu tím thâm.
Phổi bị viêm phù nề do tích nước dẫn đến giảm khả năng hô hấp – trụy hô hấp.
Tim chứa đầy máu (nhồi máu).
Trên cơ tim có nhhiều vùng màu xám trắng (thoái hoá cơ tim), khi xét nghiệm vi thể thấy thiếu máu, thoái hoá cơ tim.
6. Chẩn đoán
Bệnh xảy ra trong mùa nóng, gắn liền với điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng kém, không đúng kỹ thuật, vận chuyển, san đàn, chuyển chuồng và chỉ xảy ra ở heo lớn, heo già.
Mổ khám thấy các bệnh tích đặc thù như mô tả ở phần trên.