Bệnh Herpes ở mèo (FHV) - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

BỆNH HERPES Ở MÈO (FHV)

1.Bệnh FHV là gì?

- Bệnh Herpes hay còn gọi là FHV (viết tắt của Feline Herpesvirus), là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh đường hô hấp trên của mèo hay còn gọi là bệnh cúm mèo. Được gây ra bởi Virus Feline Herpesvirus (FHV-1).

- Bệnh Herpes có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi của mèo. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra ở mèo con chưa được tiêm phòng đầy đủ hoặc mèo già yếu.

- Sự bài tiết của virus bắt đầu ngay sau 24 giờ sau khi nhiễm và kéo dài từ 1 đến 3 tuần.

- Ở 4°C: virus có khả năng lây nhiễm trong khoảng 5 tháng

- Ở 25°C: virus có khả năng lây nhiễm trong khoảng một tháng

- Ở 37°C: virus bị bất hoạt trong vòng 3 giờ và nhạy cảm với hầu hết các chất khử trùng, chất sát khuẩn và chất tẩy rửa thông thường.

- Ở 56°C: virus bị bất hoạt trong 4-5 phút (Pedersen, 1987).

2. Nguyên nhân gây bệnh FHV ở mèo

Được gây ra bởi Virus Feline Herpesvirus (FHV-1).

- Virus Feline Herpesvirus dễ dàng lây lan khi tiếp xúc với dịch (nước mắt, nước mũi) của mèo nhiễm bệnh

- Qua đường tiếp xúc với vật dụng, thức ăn và nước uống của mèo nhiễm virus. 

- Môi trường sống bị ô nhiễm (gồm các vật dụng chăm sóc lông, ổ nệm,…) – Khác với bệnh FCV, bệnh FHV dễ bị tiêu diệt và chỉ có thể sống từ 1-2 ngày trong môi trường tự nhiên.

Mèo nhiễm HFV có thể mang virus trong cơ thể đến suốt đời. Nếu mèo nhiễm FHV vẫn khỏe mạnh thì khả năng lây chéo sang mèo khác thấp hơn.

3. Triệu chứng của bệnh FHV

- Sốt và nôn mửa.
-  Đặc biệt là ở mèo con, triệu chứng bao gồm mũi chảy, kích thích hầu như không dừng, đôi khi có triệu chứng viêm mắt, hơi sưng và đỏ.
- Mèo có thể bị nghẹt mũi, ho, viêm họng và khó thở.

- Mèo có thể thấy đau, mệt mỏi và ăn uống kém.
- Một số mèo có thể bị viêm mắt và khó nhìn rõ.

BỆNH FHV Ở MÈO

Viêm sưng giác mạc ở mèo

Viêm sưng giác mạc dạng đuôi gai – được xem là triệu chứng điển hình của bệnh FHV nặng © Eric Dea

4. Chẩn đoán bệnh HFV ở mèo

- Trong phần lớn trường hợp thì bác sĩ không cần dùng phương pháp chẩn đoán chuyên biệt cho bệnh do Herpesvirus gây ra. Qua các triệu chứng điển hình của bệnh ở đường hô hấp trên là đủ để chấn đoán mèo bị nhiễm Herpesvirus -  FHV (và/ hoặc Feline Calicivirus - FCV)

- Đối với phương pháp chẩn đoán chuyên biệt: tăm bông thấm dịch mắt hoặc mũi của mèo bệnh sẽ được gửi tới phòng thí nghiệm để xác định bằng cách nuôi cấy trong môi trường thích hợp hoặc sử dụng phương pháp PCR (1 kỹ thuật phân tử để xác định vật liệu gen của virus. Ngoài ra, virus có thể hiện diện trong mô bệnh nên có thể được dùng để chẩn đoán triệu chứng viêm da do FHV.

dụng cụ móc triệt sản ở mèo

5. Điều trị và kiểm soát sự truyền nhiễm của bệnh FHV ở mèo.

- Bệnh FHV thường phức tạp hơn do nhiễm khuẩn thứ phát, bác sĩ thường dùng kháng sinh để hỗ trợ việc điều trị.

- Cần truyền dịch và bổ sung dinh dưỡng trong một số trường hợp nghiêm trọng.

- Cho thở sương ấm hoặc dùng máy xông thuốc có thể cải thiện tình trạng nghẹt mũi nặng. Trường hợp mèo không thể ngửi được mùi thức ăn, có thể đựng thức ăn ấm trong lon hoặc túi để mùi nồng hơn.

Liệu pháp chống virus toàn thân: famciclovir là thuốc chống virus herpes ở người đã được chứng minh là có hiệu quả trên mèo. Thuốc được đưa qua đường miệng và rất hữu ích trong việc kiểm soát các trường hợp nặng do bệnh gây ra.

Liệu pháp chống virus trực tiếp qua mắt: idoxuridine, trifluridine và cidofovir là thuốc chống virus herpes ở người, có thể sử dụng trực tiếp cho mèo qua nhỏ mắt để điều trị bệnh viêm kết mạc và viêm giác mạc do FHV gây ra

6. Vắc xin phòng bệnh FHV ở mèo

- Mèo cần được tiêm chủng để phòng bệnh do FHV, đối với mèo con nên tiêm 2 hoặc 3 mũi bắt đầu từ 8 tuần tuổi. Mèo nên được tiêm nhắc lại lúc 1 năm tuổi, và sau cần tái chủng định kì 1-3 năm/ lần.

- Vắc xin không hoàn toàn ngăn ngừa được bệnh do FHV nhưng sẽ giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Khác với FCV, trên thực tế, chỉ có một chủng FHV, vì vậy việc tiêm phòng hoàn toàn không phức tạp do FHV không tồn tại nhiều chủng khác nhau.

7. Cách phòng ngừa bệnh FHV ở mèo

- Thường xuyên vệ sinh vật dụng, chổ ở của mèo,…

- Tiêm vắc xin đúng định kì theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.

- Nơi ở sạch sẽ, thoáng mát.

- Nêm khám và kiểm tra sức khỏe định kì cho mèo 3 tháng/ lần.

Bình luận

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận